Lựa chọn khó khăn của Samsung: Đợi Lee Jae-yong ra tù hay bổ nhiệm CEO mới?
Tương lai của tập đoàn Samsung sẽ phụ thuộc vào án tù của phó chủ tịch Lee Jae-yong.
“Chúng tôi sẽ nhìn nhận lại tất cả những hành vi sai trái trong quá khứ và chấp nhận những gì mọi người nói về Samsung… Chúng tôi làm việc để trở thành một công ty luôn truyền đi cảm hứng tin cậy và niềm hy vọng”. Đây là một phần trong lời xin lỗi mà Samsung đã đưa ra năm 2006, trong một vụ scandal có tên “X-file”.
41.990.000₫
26.990.000₫
Kể từ khi lãnh đạo Samsung vào năm 1987, Chủ tịch Lee Kun-hee, thế hệ điều hành Samsung thứ hai của gia đình nhà ông Lee, đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của Samsung, đưa Samsung thành một doanh nghiệp CNTT toàn cầu hàng đầu của Hàn Quốc.
Nhưng bên cạnh đó cũng có một mảng tối. Dù ông Lee thoát khỏi án tử hình trong scandal X-file (một scandal chính trị lớn của Hàn Quốc xảy ra vào năm 2005), ông cũng đã bị kết án 2 lần, lần đầu tiên trong một vụ kiện trốn thuế năm 1995 liên quan đến cựu Tổng thống Roh Tae-woo và lần thứ hai cũng trong một vụ kiện trốn thuế khác năm 2008. Cả hai lần ông đều xin lỗi công chúng Hàn Quốc, cam kết sẽ có “những thay đổi cơ bản” cho Samsung trong năm 2006 và 2008.
9 năm sau, vào tháng 8/2017, con trai và là người kế nhiệm của ông, Lee Jae-yong, lại bị kết án 5 năm tù vì tội đưa hối lộ cho các nhà hoạch định chính sách có ảnh hưởng, bao gồm cựu Tổng thống Park Geun-hye và người bạn thân Choi Soon-sil. Một số người cho rằng số phận của Lee là do cha anh, ông Lee Kun-hee không nắm bắt một trong ba cơ hội thay đổi trong quá khứ.
“Nếu Lee Kun-hee tiến hành những thay đổi cơ bản tại Samsung, con trai ông chắc chắn sẽ không phải vào tù”, Tiến sĩ Wi Pyung-ryang của tổ chức Solidarity for Economic Reform, nói.
Một quan chức lâu năm từng làm việc với chính phủ cho rằng với phán quyết của tòa án, Samsung đã ở trong tình thế phải “chấm dứt hoàn toàn việc chuyển giao quyền quản lý”. Tòa án xét xử vụ án đã nêu rõ chính sự chuyển giao quyền lực này là động lực trực tiếp trong mối quan hệ thông đồng giữa Samsung và các cơ quan chính phủ.
Để giảm chi phí cho việc kế nhiệm, các chaebol thường dùng chiến thuật “lách luật” như mua lại cổ phiếu ở dưới giá thị trường, kênh phân phối, sáp nhập, thay đổi cấu trúc dự án – vận động “hành lang”. Mục đích của quá trình chuyển đổi là để có được sự công bằng và tăng cường kiểm soát. Nhưng nhiều người dự đoán rằng các loại chiến thuật kế thừa bất hợp pháp hoặc nghi ngờ có tính bất hợp pháp sẽ không khả thi trong tương lai.
Vấn đề với Samsung là thực tế quá trình chuyển đổi quyền lực trong trường hợp của ông Lee vẫn còn chưa xong. Dừng lại giữa chừng như thế này có thể dẫn đến tình huống khó khăn cho Samsung. Hiện nay, Samsung như đang đứng giữa ngã ba đường: có nên tiếp tục quá trình kế nhiệm hiện tại, hay tìm kiếm một hệ thống quản lý mới thay thế Lee Jae-yong.
“Đối với một công ty, việc bổ nhiệm giám đốc điều hành có thể sánh với việc lưu thông máu trong cơ thể con người. Nếu Samsung tiếp tục như hiện nay, đến cuối năm có thể vẫn chưa ngã ngũ việc ai sẽ là CEO của hãng”, một lãnh đạo cấp cao từng làm việc với Samsung hơn hai thập kỷ, nói. “Và như vậy, hai năm liên tiếp Samsung vẫn chưa tìm ra CEO cho mình”.
Các chaebol của Hàn Quốc đã quen với phong cách quản lý kiểu đế quốc, chủ tịch có quyền tuyệt đối. Ý tưởng không có chủ tịch, hoặc có một chủ tịch không có quyền lực tuyệt đối, là “ngược đời”. Với Samsung, điều này đang gây lo ngại rất lớn. Chủ tịch Tập đoàn Điện tử Samsung Yoon Boo-keun gần đây đã bày tỏ sự thất vọng của mình khi so sánh tình thế của Samsung giống như “mất thuyền trưởng”.
Lee Jae-yong ngồi tù là khủng hoảng hay cơ hội cho Samsung?
“Đó là cuộc khủng hoảng lớn nhất của Samsung”, một giám đốc điều hành chi nhánh của Samsung nói.
Các phán quyết về tương lai của ông Lee là một trong những biến cố lớn ảnh hưởng đến sự lựa chọn của Samsung. Giáo sư kinh tế Trường Đại học Hongik, Jun Sung-in, cho biết: “Nếu án tù từ phiên tòa đầu tiên của Lee được giữ nguyên hoặc tăng lên trong các phiên xử tiếp theo, rất có thể đây là cơ hội để Samsung tìm kiếm một hệ thống mới. Mọi thứ sẽ đi ngược lại, nếu án tù giảm xuống đáng kể, hoặc Lee hưởng án treo”.
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của một ngân hàng đầu tư nước ngoài dự đoán rằng “việc điều hành ở trong tù” sẽ “chỉ làm tăng sự không chắc chắn cho tương lai của Samsung Electronics, nhất là với tốc độ thay đổi chóng mặt của ngành công nghệ thông tin”.
“Nếu Lee Jae-yong phải vắng mặt lâu dài, Samsung cần thay đổi”, ông nói.
Ngoài ra, còn một yếu tố ảnh hưởng quan trọng nữa là cam kết của chính quyền tổng thống mới Moon Jae-in về việc cải cách các chaebol và thông qua luật cải cách của Quốc hội. Một số nhà quan sát đang tập trung vào khả năng Samsung sẽ có một giám đốc điều hành mới, và đó là em gái của Lee, Lee Boo-jin, hiện là chủ tịch của Hotel Shilla.
Giáo sư kinh tế trường Đại học Inha Kim Jin-bang nói rằng: “Nếu nhìn vào các nền kinh tế tiên tiến, sự chuyển đổi từ kiểu sở hữu gia đình trị, sang các hệ thống quản lý mới bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm tình hình nội bộ cũng như môi trường chung”.
Samsung nên thay đổi sang một mô hình lãnh đạo mới
Theo phân tích của trang Hàn Quốc The HanKyoreh, Nhiều chuyên gia trong giới kinh doanh dự đoán Samsung sẽ có thời gian dễ dàng hơn các công ty khác trong việc tìm kiếm một mô hình mới.
“Lee Kun-hee đã đạt được những kết quả mạnh mẽ bằng việc xây dựng một hệ thống quản lý, mà ở đó ông để việc quản lý công việc hàng ngày cho các nhà quản lý cấp trung, ông quản lý những định hướng rộng lớn hơn”, một chuyên gia kinh tế nói.
Tháng 12/2016, Lee đã khiến người Hàn Quốc kinh ngạc khi thông báo tại phiên điều trần của Quốc hội rằng ông sẽ “chuyển giao công việc quản lý nếu có ai đó có trình độ hơn tôi”. Vấn đề chính là bất cứ điều gì Lee lựa chọn đều phù hợp với kỳ vọng xã hội và thị trường, đồng thời cũng rất hữu ích cho Samsung.
Mời bạn đăng ký Kênh YouTube của SamNews và tham gia Cộng đồng Yêu Samsung để chia sẻ, thảo luận về các sản phẩm và dịch vụ của Samsung.
Hoàng Minh (theo vnreview.vn)