Sản lượng Samsung suy giảm, sản xuất công nghiệp Việt Nam gặp khó
Chiếm xấp xỉ 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, tình hình kinh doanh của Samsung đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam.
Chiếm xấp xỉ 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, tình hình kinh doanh của Samsung đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam.
Samsung ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
41.990.000₫
26.990.000₫
Hiện tại, hoạt động sản xuất của Samsung đang có dấu hiệu suy giảm. Chỉ số sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng chỉ tăng 5,2% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều mức 38,3% cùng kỳ của năm 2018 so với 2017. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện cũng giảm 7,3% so với 2 tháng đầu năm 2018.
Kéo theo, lương của lao động Việt tại nhà máy Samsung Thái Nguyên giảm 4% và Bắc Ninh giảm 6,4%. Sự sụt giảm về doanh số kéo dài khiến Samsung phải tinh giản hơn nữa nhằm tiết kiệm chi phí vận hành. Hiện tại, gã khổng lồ Hàn Quốc này đang sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên, Samsung đã đóng cửa một nhà máy sản xuất tại Thiên Tân, Trung Quốc.
Samsung Việt Nam đang là trung tâm sản xuất lớn nhất với 40% sản lượng năm 2018. Trong năm 2018, doanh thu của 4 nhà máy của Samsung tại Việt Nam trong 2018 tăng nhẹ lên mức 65,7 tỉ USD, lợi nhuận lại sụt giảm còn 4,6 tỉ USD. Mặc dù doanh thu tăng 3,6 tỉ USD so với năm 2017, nhưng lợi nhuận lại giảm 1,2 tỉ USD, giảm gần 22% so với năm ngoái.
Một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất kim loại, dệt may và lọc hóa dầu được xác định sẽ thay thế bù đắp cho vai trò của Samsung trong kim ngạch xuất khẩu quý I.2019.
Tuy nhiên, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC; HoSE: VDS) nhận định: “Điều đó chưa đủ để mang đến một kết quả tăng trưởng kinh tế tốt hơn cùng kỳ do thành tích tăng trưởng của Việt Nam vẫn phụ thuộc lớn vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Samsung. VDSC muốn “nhấn mạnh tới kết quả tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và khả năng sẽ thấp hơn tăng trưởng GDP danh nghĩa”.
Năm 2018, GDP Việt Nam đạt khoảng 238 tỉ USD, như vậy doanh thu của Samsung tương đương 27,6% quy mô nền kinh tế, tỉ lệ này giảm mạnh so với khoảng 33% những năm trước đó.
Samsung đang mất dần lợi thế tại các thị trường
Sự cố Galaxy Note 7 diễn ra năm 2016 như là một báo hiệu cho thời kỳ khó khăn của Samsung. Tình hình của Samsung thời điểm đó (chiếm 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam) đã khiến xuất khẩu Việt Nam điêu đứng một thời gian dài.
Trở lại tình hình kinh doanh trên toàn cầu, Samsung cũng giảm sút khá nhiều. Năm 2018, hãng này đạt doanh thu thuần 221,6 tỉ USD, tăng chưa đầy 2% so với năm 2017, lợi nhuận ròng đem về khoảng 40,3 tỉ USD, tăng trưởng 5%.
Trong mảng điện thoại, sản lượng Samsung bán trên thế giới chỉ còn 70,4 triệu chiếc trong quý IV/2018, mức thấp nhất trong suốt 6 năm. Theo các chuyên gia của Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) đã dự báo, sản lượng smartphone toàn cầu sẽ giảm 19% trong quý I/2019. Apple, đối thủ của Samsung cũng phải điều chỉnh doanh thu ngay từ đầu năm vì giảm sản lượng tiêu thụ.
Samsung đang nỗ lực giữ vị trí dẫn đầu thị trường thế giới, với 20,3% thị phần điện thoại. Nhưng tỉ lệ này đang thu hẹp dần vì các nhà sản xuất Trung Quốc đã nhanh chóng bắt kịp Samsung, đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi được xem là thành trì kiên cố nhất của hãng di động Hàn này.
Các sản phẩm của Samsung cũng đang mất dần thế cạnh tranh, ở phân khúc cao cấp chưa có nhiều đột phá và khác biệt. Phân khúc trung, thấp cấp thì Samsung lại đang đánh mất thị phần về tay các đối thủ Trung Quốc, Ấn Độ.
Cụ thể, ngược với đà trượt dốc của Samsung thì Huawei và Xaomi (Trung Quốc) lại giữ đà tăng trưởng cao liên tục tương ứng 32% và 20%, lần lượt vươn lên thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2, thứ 4 trên thế giới sau Apple.
Mời bạn đăng ký Kênh YouTube của SamNews và tham gia Cộng đồng Yêu Samsung để chia sẻ, thảo luận về các sản phẩm và dịch vụ của Samsung.
Hoàng Minh (theo nhipcaudautu.vn)