Đã đến lúc Samsung dùng chip Exynos thay cho Snapdragon trên toàn cầu

Những năm gần đây, các bộ vi xử lí Exynos thường không có gì đáng để nói. Đối với các dòng điện thoại cao cấp, Samsung thường dùng cả chip Snapdragon và Exynos tùy thuộc vào thị trường mà máy được bán ra.

Nhưng có thể mọi chuyện sẽ không lặp lại vào năm nay. Exynos 2200 được trang bị GPU tùy chỉnh của AMD – công nghệ được tìm thấy trên PlayStation 5 và Xbox Series X | S. Có lẽ đã đến lúc Samsung sử dụng chip Exynos trên toàn bộ dòng máy cao cấp của họ.

Tiềm năng chưa được khai phá

Bạn có thể ngạc nhiên (nhất là khi cách Samsung giới thiệu Exynos vô cùng nhàm chán) khi biết rằng mối quan hệ giữa Samsung và AMD có ý nghĩa hơn rất nhiều bên cạnh bảng thông số kĩ thuật mà Samsung đã cung cấp.

Đúng là rất ấn tượng khi Exynos 2200 có thể quay video 8K@60fps, hỗ trợ cảm biến hình ảnh có độ phân giải lên đến 200MP, có thể tận dụng tấm màn QHD+ ở mức tần số quét 144Hz. Nó thậm chí còn có một modem mới hỗ trợ 5G mmWave.

Nhưng trừ khi các tin đồn là sai sự thật, dòng Galaxy S22 sẽ không dùng màn hình QHD+ với tần số quét 144Hz. Khả năng quay video 8K@60fps cũng sẽ chỉ là mánh khóe quảng cáo. Và Samsung cũng sẽ không dùng cảm biến có độ phân giải 200MP.

Tuy nhiên, những gì Samsung đang làm là tạo ra phần mềm thông minh. Điều này có thể bao gồm cả giao diện người dùng chính. Nhưng tôi đang nói đến phần mềm dành cho máy ảnh và trải nghiệm xử lí hình ảnh hậu kì.

Năm ngoái, Samsung đã ra mắt một tính năng thử nghiệm tên là Object Eraser với dòng Galaxy S21. Tuy nhiên, nó nhanh chóng bị lu mờ khi dòng Pixel 6 của Google được giới thiệu. Đơn giản là vì tính năng Magic Eraser trên dòng Pixel 6 đã hoàn thành công việc tốt hơn.

Một phần cũng là do dòng Galaxy S21 không có khả năng xử lí tác vụ AI như dòng Pixel 6. Hi vọng điều này sẽ thay đổi trong năm nay.

Samsung không chỉ trang bị cho Exynos 2200 một NPU lõi kép mới có khả năng xử lí tác vụ AI ấn tượng. Họ còn trang bị cho nó một GPU dựa trên kiến trúc RDNA 2 để đẩy nhanh khả năng xử lí AI lên một tầm cao mới.

Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí, Samsung lại chỉ nhấn mạnh khả năng hỗ trợ kĩ thuật dò tia cho game với khẩu hiệu là cung cấp “chất lượng hình ảnh tương đương với máy chơi game gia đình”. Thật điên rồ!

Xclipse 920 đúng là được dựa trên RDNA 2, nhưng nó sẽ không mở ra một kỉ nguyên mới cho ngành game di động. Ngay cả PlayStation 5 với GPU cực kì mạnh mẽ cũng phải hạ chất lượng hình ảnh xuống đáng kể khi sử dụng kĩ thuật dò tia.

Nếu một thiết bị không phải lo lắng về điện năng tiêu thụ và có hệ thống tản nhiệt khủng cũng phải vật lộn với kĩ thuật dò tia, thì không lí nào một chiếc điện thoại lại có thể tạo nên một kì tích.

Thay vào đó, Samsung nên tập trung vào những tính năng liên quan đến AI mà họ đã học được trong quá trình sản xuất chip cho các công ti như Google, Nvidia,…

Xóa bỏ những giới hạn

Hồi xưa, người ta cho rằng chỉ cần một bộ xử lí là đã có thể thực hiện bất kì tác vụ nào. Nhưng sau đó, GPU rời xuất hiện và thay đổi tất cả, mở ra một chương mới nơi một loại bộ xử lí có thể thực hiện các tác vụ chuyên dụng nhanh hơn rất nhiều.

Trong những năm qua, chúng ta đã thấy một vài dạng bộ xử lí chuyên dụng mới mà các nhà phát triển phần mềm có thể khai thác. Mới nhất chính là Neural Processing Unit (NPU) – chuyên xử lí các tác vụ liên quan đến AI và thông tin hình ảnh.

Các GPU có khả năng dò tia và NPU đã được sử dụng cho các tác vụ liên quan đến AI trong những năm gần đây, chẳng hạn như Deep learning super sampling (DLSS) của Nvidia, Oculus Application Space Warp,… Nói cách khác, các nhà phát triển phần mềm có thể tận dụng các thành phần phần cứng chuyên dụng để gia tăng tốc độ xử lí lên gấp nhiều lần.

Gần đây, chúng ta đã thấy Google tận dụng điều trên với tính năng Magic Eraser trên dòng Pixel 6. Trong khi Samsung và Adobe có giải pháp riêng, bộ xử lí Tensor của Google là một “con quái thú” về AI khi có thể hiểu ngữ cảnh trong các bức hình. Nhờ đó, nó có thể sử dụng thông tin đó để khôi phục những thành phần bị ảnh hưởng khi xóa vật thể.

Ngoài ra, Google còn sử dụng Tensor để phân tích khuôn mặt và các đối tượng khác trong các tấm hình để nâng tầm chất lượng hình ảnh hơn nữa.

Nếu Samsung mang Exynos 2200 với GPU Xclipse 920 lên mọi mẫu điện thoại cao cấp của mình, họ có thể mang đến cho người dùng nhiều tính năng ấn tượng hơn. Đó là những sự khác biệt mà ai ai cũng có thể nhận ra được bên cạnh thiết kế và tấm nền màn hình.

Vẻ đẹp của sự chuyên dụng

Bảy năm trước, Qualcomm giới thiệu Snapdragon 810. Họ đã thất bại nặng nề do hấp tấp mang thiết kế kiến trúc mới nhất và tuyệt vời nhất lên sản phẩm của mình. Nhưng Samsung đã không bị ảnh hưởng do họ còn có Exynos. Kể từ đó, Samsung đã xử dụng chip Exynos trên các biến thể quốc tế.

Lí do đằng sau việc dùng chip của Qualcomm đã không còn nữa. Ngay cả khi modem của Qualcomm tốt hơn của Samsung, sự chênh lệch giữa GPU Adreno và GPU Xclipse đã đủ để bù đắp.

Hiện tại, Samsung phải phát triển nhiều biến thể cho cùng một mẫu điện thoại. Ví dụ: dòng Galaxy S21 bán ra ở Hoa Kì sử dụng bộ xử lí của Qualcomm và cảm biến máy ảnh của Sony. Trong khi đó, bản quốc tế lại dùng bộ xử lí Exynos và cảm biến máy ảnh ISOCELL do Samsung sản xuất.

Điều này tạo ra khó khăn cho những nhà phát triển phần mềm. Họ phải đảm bảo tạo ra trải nghiệm thống nhất giữa hai biết thể cho dù phần cứng của chúng khác nhau.

Việc mang chip Exynos lên mọi chiếc điện thoại cao cấp có thể giảm bớt gánh nặng cho các nhà phát triển phần mềm. Nhờ đó, Samsung có thể dễ dàng phát triển nhiều tính năng độc đáo hơn.

Ưu đãi Galaxy S24 Ultra

- Thu cũ đổi mới hỗ trợ thêm lên đến 5 triệu

- Thanh toán trước giảm thêm 1 triệu

- Tặng ngay 1 năm Samsung Care+ bảo vệ toàn diện

- Mua kèm củ sạc 45W kèm cáp (trị giá 1,19 triệu) với chỉ 24k

Mua ngay

Mời bạn đăng ký Kênh YouTube của SamNews và tham gia Cộng đồng Yêu Samsung để chia sẻ, thảo luận về các sản phẩm và dịch vụ của Samsung.

Nguồn: samcafe.vn